Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trình Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trình Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trình Ngữ văn 12 theo hướng tích hợp
MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 2 7.1 Cơ sở lý luận 2 7.1.1. Quan niệm chung về dạy học tích hợp 2 7.1.2. Quan niệm tích hợp trong dạy học ngữ văn 3 7.2. Cơ sở thực tiễn 6 7.3. Các biện pháp đã tiến hành thử nghiệm 6 7.4. Kết quả thực hiện 15 8. Những thông tin cần được bảo mật 15 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 15 10. Đánh giá lợi ích đạt được từ sáng kiến 15 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng có hiệu quả: 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới. 7.1.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn: Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho người học. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả 3 Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi – đáp đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của giáo viên. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy – học. Nếu giáo viên biết lồng ghép tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi này thì hình thức tích hợp sẽ rất phong phú: Văn – Văn; Văn – Tiếng Việt; Văn – Tập làm văn, thì hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao rất nhiều. * Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh . . . Khi dạy những văn bản có tranh minh họa, giáo viên có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức và vật chất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. * Tích hợp thông qua nội dung tiểu tiết từng phần hay tổng kết giờ học. Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của giáo viên, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa chuyển tiếp. Giáo viên có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu. * Tích hợp thông qua hệ thống bài tập ( ở lớp cũng như ở nhà ) Đây là điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tiến hành phương pháp tích hợp sau khi học xong một tiết học hoặc học xong một bài học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết . * Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra. Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập và tiến hành kiểm tra, giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc các vấn đề: – Các kiến thức về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đều cùng dựa vào cùng một hệ thông văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phân môn với các văn bản chung trong sách giáo khoa. – Do yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, bài kiểm tra áp dụng 1 phần thi đọc hiểu kết hợp với tự luận . Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên diện rộng các kiến thức đã học. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh ôn tập giáo viên cần lưu ý học sinh không nên học tủ, học lệch mà phải học toàn diện, đầy đủ. Cấu trúc của một bài kiểm tra thường có 2 phần. – Phần I ( đọc hiểu ) Phần này chiếm 30 % số điểm, nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu và tiếng Việt. – Phần II ( tự luận ) phần này chiếm 70 % số điểm nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng Tập làm văn qua một hay nhiều bài văn. * Tích hợp với các vấn đề xã hội Bài học thường được gắn với đời sống xã hội. Sự tích hợp này rất tự nhiên vì văn học xuất phát từ cuộc sống xã hội và trở về với cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc đời, qua cuộc đời và cho cuộc đời. 5 GIÁO ÁN DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Ngày soạn: 15 /10/2018 Ngày giảng: 25/1/2019 Lớp: 12A2 Tiết 67- 68: Đọc văn NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH Nguyễn Thi I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức Giúp học sinh: - Hiểu được hiện thực đau thương, sự hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, buất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chống Mĩ cứu nước. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật : Nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản - Kĩ năng phân tích, tổng hợp 3. Thái độ - Biết ơn, trân trọng sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng - Biết được trách nhiệm của người thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và thiết kế bài dạy III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Giáo viên gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Lớp Sĩ số Ghi chú 12A3 Vắng 0 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình tượng rừng xà nu được xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng như thế nào? 7 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. - Thao tác 2: Tìm hiểu Tác phẩm 2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình: Những đứa con trong gia đình. + GV: Yêu cầu HS giới thiệu khái a. Xuất xứ: quát về Những đứa con trong gia Tác phẩm được viết ngay trong những ngày đình của Nguyễn Thi. chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978. + GV: Yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích b. Tóm tắt tác phẩm: Những đứa con trong gia đình của Những hồi ức của Việt trong lần tỉnh dậy thứ tư: Nguyễn Thi. - Cảm thấy cô đơn, sợ ma cụt đầu, muốn bò tìm nơi súng nổ để về với đồng đội. - Nhớ lại chuyện hai chị em giành nhau đi bộ đội, bàn bạc việc nhà đêm trước ngày nhập ngũ. - Sáng hôm sau đó, hai chị em khiêng bàn thờ mẹ gửi sang nhà chú Năm để lên đường. * Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: bản - Thao tác 1: Tìm hiểu nghệ thuật kể 1. Nghệ thuật kể chuyện: chuyện của tác giả. + GV nêu vấn đề: Tác giả đặt điểm - Đặt điểm nhìn trần thuât vào nhân vật Việt, kể nhìn trần thuật vào nhân vật nào? qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối khi Việt bị Trong tình huống nào của nhân vật? trọng thương nằm ở lại chiến trường. + GV: Cách trần thụât như vậy có tác - Tác dụng: dụng gì trong việc khắc hoạ tính cách + Đem đến màu sẳc trữ tình đậm đà, tự nhiên và nhân vật và chủ đề của truyện? tạo điều kiện cho tác giả thâm nhập sâu vào thế + HS thảo luận và phân tích. giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. + GV theo dõi, nhận xét góp ý và + Diễn biến câu chuyện rất linh hoạt, không phụ chốt lại. thuộc vào trật tự thời gian và không gian: Từ hiện thực chiến trường hồi tưởng quá khứ gần xa từ chuyện này chuyển sang chuyện khác rất tự nhiên. + GV: Nêu thêm ví dụ: o Khi Việt tỉnh dậy lần thứ hai: Hai mắt không thấy gì, chỉ cảm 9 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt trong truyện? khi ba mẹ Việt, Chiến hi sinh. - Người đề cao truyền thống gia đình, hay kể sự tích của gia đình để giáo dục con cháu, cần mẫn ghi chép trong cuốn sổ gia đình tội ác của giặc và chiến công của các thành viên . - GV tích hợp với văn hóa văn nghệ - Người lao động chất phác nhưng giàu tình cảm dân gian: giáo viên giới thiệu cho và có tâm hồn nghệ sĩ (thích câu hò, tiếng sáo). học sinh một số làn điệu đặc trưng Tiếng hò “khàn đục, tức như tiếng gà gáy” của các vùng miền: hát Quan họ Bắc nhưng đó là tâm tư, khát vọng của tâm hồn ông. Ninh, hát Xoan Phú Thọ, hò Giã vôi ở miền Trung, Đờn ca tài tử ở Nam Bộ. Giọng hò của chú Năm không hay “khàn đục, tức như tiếng gà gáy’ nhưng nội dung câu hò lại thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào xứ sở. - Tự nguyện, hết lòng góp sức người cho cách mạng khi thu xếp cho cả Việt và Chiến lên đường tòng quân. => Trong dòng sông gia đình, chú Năm là thượng nguồn, là kết tinh đầy đủ những nét truyền thống. + GV: Giảng nhanh. * Nhân vật má Việt: - Rất gan góc khi dẫn con đi đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với bịn giặc, không run sợ trước sự doạ bắn, có lòng căm thù giặc sâu sắc. - Rất mực thương chồng thương con, đảm đang, tháo vát, cuộc đời chồng chất đau thương nhưng nén chặt tất cả để nuôi con và đánh giặc. - Ngã xuống trong một cuộc đấu tranh nhưng trái cà – nông lép vẫn còn nóng hổi trong rổ; linh hồn luôn sống mãi, bất tử trong lòng các con mình. Điển hình cho người mẹ miền Nam luôn anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. - Thao tác 4: Hướng dẫn HS phân * Nhân vật Chiến: tích và so sánh tính cách các nhân vật để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con. + GV: Chiến có những nét nào giống - Chiến có những nét giống mẹ: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_truyen_ngan_nhung_dua_con_tron.docx
- Bìa Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trình Ngữ vă.doc
- Đơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học truyện ngắn Những đứa con trong gia đình trong chương trìn.doc