Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41 Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41 Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41 Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
1. LỜI GIỚI THIỆU Dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của HS. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực HS và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với HS. Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên. Trước đây, các khoa học tự nhiên nghiên cứu theo tư duy phân tích, mỗi khoa học nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất trong tự nhiên. Nhưng bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cộiĐể nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bản chất của tự nhiên và xã hội. Ngoài ra trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. Khi thực hiện dạy học tích hợp, các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học Do vậy, có thể khẳng định tích hợp là phương thức tốt nhất để dạy học phát triển năng lực. 2. TÊN SÁNG KIẾN Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên: Vũ Thị Hạnh - Địa chỉ tác giả sáng kiến:.trường THPT Tam Đảo 2 - Số điện thoại: 0976 149 015. E_mail:vuthihanh.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Tam Đảo 2 về cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phương pháp dạy học: Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp đối với các môn học khác trên cơ sở quy trình xây dựng một 1 - Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của mỗi con người và toàn xã hội. - Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên. - Hiểu những tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu. a.5 Môn Toán - Tính được mật độ dân số của đồng bằng sông Cửu Long. a.6 Môn Sinh học - HS nêu được tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. - Các dạng tài nguyên chủ yếu, phương thức sử dụng các loại tài nguyên đất, nước, rừng. - Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ những hệ sinh thái này. - Giải thích sự hình thành than bùn. a.7 Môn Hóa học - Giải thích hiện tượng bốc phèn, bốc mặn trong đất. b. Kĩ năng b.1 Môn Địa lí - Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ có liên quan... b.2 Môn Ngữ văn - Rèn luyện kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh, kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh, kĩ năng kết hợp các phương pháp khi làm bài văn thuyết minh. b.3 Môn Lịch sử: - Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của một triều đại trong lịch sử dân tộc. b.4 Môn GDCD: - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên nhiên. Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tuyên truyền vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên. b.5 Môn Toán: - Dựa trên khái niệm địa lí, xây dựng được công thức tính mật độ dân số. b.6 Môn Sinh học: 3 GV giao nhiệm vụ cho, mỗi em chuẩn bị tờ giấy nháp để ghi câu trả lời, dãy bàn 1 trả lời câu hỏi 1, dãy bàn 2 trả lời câu hỏi 2, dãy bàn 3 trả lời câu hỏi 3,sau đó cho HS nghe bài hát ”Em đi thăm Miền Nam” của nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân. Câu hỏi 1: Kể tên các địa danh của đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong bài hát. Câu hỏi 2: Kể tên các tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong bài hát. Câu hỏi 3: Kể tên các sản phẩm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong bài hát. 1. Lời bài hát: Em đi thăm Miền Nam Kìa nắng sớm mai chiếu soi ngàn muôn tia sáng Chúng em vây quanh cô giáo trong giờ chơi Từng đôi mắt xinh nhìn lên bản đồ Việt Nam Lắng tai em nghe lời nói sao dịu hiền Đây miền Nam đồng ruộng mênh mông Với lúa thơm vàng gạo trắng nước trong Cửu Long đắp bồi nên quê hương nhà Lúa xanh Tháp Mười tươi tốt vì phù sa Miền Nam chúng em chứa bao tài nguyên phong phú Trái cây xanh tươi trên khắp đất Cần Thơ Ruộng muối trắng tinh Bạc Liêu mặn tình quê hương Chuối hai bên bờ dòng nước kênh lững lờ Đước Cà Mau rừng dừa Long Xuyên Em bé Châu Thành là ngọn đuốc thiêng Miền Nam nước Việt thiếu niên anh hùng Sáng tươi tên vàng thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đáp án để so sánh với kết quả làm việc của học sinh - Các địa danh: Cửu Long, Tháp Mười, Cần Thơ, Bạc Liêu,Cà Mau, Long Xuyên. - Tài nguyên thiên nhiên: đồng ruộng, phù sa, trái cây, muối, nước, rừng. - Sản phẩm kinh tế: Lúa gạo, trái cây, muối, chuối, đước, dừa. Từ kết quả trả lời của học sinh, GV tiểu kết dẫn dắt vào bài: Qua bài hát chúng ta thấy Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên hiện nay tiềm năng này chưa được khai thác hết và khai thác chưa hiệu quả. Vậy vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên của đồng bằng này như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (cả lớp – đàm thoại gợi mở) – Thời gian: 3 phút - Bước 1: HS dựa vào bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam cho biết: 5 sông Hậu, là đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp + Đất phèn : diện tích lớn nhất : 1,6 triệu ha ; phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau + Đất mặn : gần 75 vạn ha ; phân bố vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan. - Các loại đất khác, diện tích không đáng kể * Khí hậu Cận xích đạo : nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, lương mưa lớn → thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ. * Sông ngòi – kênh rạch: - Chằng chịt : hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng 9 cửa sông → Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt. * Sinh vật : - Có giá trị, cho năng suất sinh học cao + Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn... + Động vật: cá và chim... * Tài nguyên biển: hết sức phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm, hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản * Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu được khai thác ... b. Hạn chế - Thiên tai: hạn hán gây thiếu nước về mùa khô, tăng xâm nhập mặn; lũ lụt - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước... - Tài nguyên khoáng sản hạn chế: đáng kể có than bùn... * Tích hợp kiến thức môn Hóa học: giải thích sự bốc phèn, bốc mặn trong đất: GV cho HS xem video về diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL và đưa ra các câu hỏi phụ: Câu 1: Tại sao ở đây có nhiều đất phèn và đất mặn? Nguồn Video (Lấy từ giây 26 đến 1ph 24): https://www.youtube.com/watch?v=0B- LvdrEJZs HS suy nghĩ trả lời, em nào trả lời tốt GV ghi điểm. * Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn thuyết minh về Vườn quốc gia U Minh Thượng Diện tích đất phèn, đất mặn lớn đã làm phong phú hơn hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL, sau đây xin mời các em cùng hướng dẫn viên du lịch Lương Thị Hiền thăm quan Vườn quốc gia U Minh Thượng (HS trình bày) * Tích hợp kiến thức môn Sinh: giải thích sự hình thành than bùn Than bùn được hình thành qua hàng ngàn năm của vùng đất ngập nước tự nhiên sản phẩm, là than thứ hạng thấp nhất. Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, màu đen hoặc nâu, là một hỗn hợp của 7 - Phát triển thủy lợi: giải quyết nước ngọt vào mùa khô + Chia ruộng thành nhiều ô để đủ nước ngọt thau chua, rửa mặn + Dùng nước ngọt ở sông Hậu về rửa phèn cho vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên - Khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng kết hợp cải tạo đất, lai tạo giống mới chịu phèn chịu mặn. - Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí. - Vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo, đất liền tạo thể kinh tế liên hoàn. - Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ. * Tích hợp kiến thức GDCD với việc phòng chống thiên tai, ứng phó với tự nhiên (Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ là biện pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với thiên tai ở vùng này.) d. Củng cố - tổng kết Phát phiếu kiểm tra đánh giá cho HS làm trong thời gian 5 phút e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1.2.3 sách giáo khoa . - Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước ? - Chuẩn bị bài 42 : Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo , quần đảo . + Xem lại kiến thức các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta ( bài 2 sách giáo khoa địa lí 12 ) + Trả lời các câu hỏi trong từng đề mục sách giáo khoa bài 42. + Sưu tầm tài liệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Bước 4: Tiến hành kiểm tra đánh giá Giáo viên phát phiếu kiểm tra đánh giá gồm 4 bài tập trắc nghiệm nhanh và 1 câu tự luận tới từng học sinh trong thời gian 5 phút để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của cả lớp. Mỗi câu trả lời trắc nghiệm đúng được 1,0 điểm, phần tự luận được 6 điểm. Nội dung các câu hỏi tập trung vào chủ đề vừa học. 9 7.1.3 Sản phẩm dạy học * Tổ chức dạy học tích hợp tại trường THPT Tam Đảo 2 * Sản phẩm của học sinh 11 Đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai... một điều rất thú vị, du khách chỉ cần mua vé và cần câu với giá 75 ngàn đồng, được tự do câu cá bất cứ nơi đâu trong khu du lịch Vườn quốc gia U Minh Thượng... Ngoài ra du khách còn có thể khám phá sân chim, Máng Dơi. U Minh Thượng có đặc sản gì? * Bài thuyết minh của em Hà Anh Đức – lớp 12A2 về lịch sử hình thành Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê nven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũg thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm. Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn. Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm. Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc được thay thế bởi những 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_tiet_46_bai_41_su_dun.doc