Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) theo định hướng tích hợp liên môn

docx 45 trang sk12 29/09/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) theo định hướng tích hợp liên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) theo định hướng tích hợp liên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) theo định hướng tích hợp liên môn
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 DẠY HỌC TÁC PHẨM
“NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN TUÂN (NGỮ VĂN 12) 
 THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN
 Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂM 
 Mã sáng kiến: 18.51.04
 Vĩnh Phúc, Tháng 2/2019 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP ..............7
 BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN)............................7
 1. Tích hợp nội bộ môn học..................................................................................8
 2. Tích hợp theo định hướng liên môn .................................................................8
 3 Tích hợp theo định hướng đa môn...................................................................10
 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................10
7.2/ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: ............................................................29
8. Những thông tin cần được bảo mật: không ....................................................30
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến .................................................30
10. Đánh giá lợi ích thu được................................................................................30
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử ......................34
PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG..........................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................36
PHỤ LỤC ................................................................................................................... BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Môn Ngữ văn trong chương trình THPT là một trong hai môn học chính, có 
vai trò quan trọng trong chiến lược đào tạo con người. Môn Ngữ văn không chỉ giúp 
học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn góp phần vào việc hình thành 
nhân cách, năng lực cho các em. Chính vì vậy mà định hướng đổi mới giáo dục hiện 
nay là phát triển năng lực học sinh. Môn Ngữ văn đang chú trọng vào việc phát triển 
năng lực cho học sinh nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục.
 Trong nhà trường môn Ngữ văn là một môn học quan trọng. Môn học này cung 
cấp cho HS những hiểu biết khác nhau về nhiều lĩnh vực của đời sống như lịch sử, 
địa lí, giáo dục, văn hóa, mĩ thuật Để dạy tốt môn học này GV phải có những hiểu 
biết nhất định về nội dung, kiến thức các môn học liên quan. Như vậy đặc điểm của 
môn Ngữ văn là một môn học tổng hợp nhiều mảng kiến thức khác nhau và mang 
tính tích hợp.
 Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp mới mẻ có khả năng giải quyết 
hiệu quả yêu cầu trên. Đây là xu thế được các quốc gia phát triển trên thế giới ưa 
chuộng và đang bước đầu được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Bản chất của dạy 
học tích hợp liên môn là quá trình xích lại gần và liên kết các ngành khoa học lại với 
nhau trên cơ sở những nhân tố, những quy định giống nhau chung cho các bộ môn. 
Phương pháp này đảm bảo rất tốt nhiệm vụ định hướng hình thành năng lực cho 
người học, có tính kết nối và gợi mở sáng tạo, tăng sự hấp dẫn trong quá trình học 
của học sinh. Tuy nhiên, vì là một cách giảng dạy mới thoát ly khỏi phương pháp 
dạy học truyền thống, nên dạy học tích hợp liên môn chưa được nhiều giáo viên 
nghiên cứu kỹ lưỡng và sử dụng phổ biến trong nhà trường phổ thông. Năm 2014, 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra những định hướng cụ thể xây dựng chủ đề dạy 
học tích hợp liên môn, nhưng đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng thì việc này vẫn 
chưa được bàn luận nhiều.
 Tác gia Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Nhưng 
trong thực tế dạy học với phương pháp cũ, tôi thấy giáo viên chưa truyền đạt hết 
được tất cả nội dung, vấn đề mà chúng ta mới chỉ truyền đạt được một lượng kiến 
thức nhất định về tác giả, tác phẩm.Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn học
 1 - Nghiên cứu để làm rõ được ý nghĩa vai trò của dạy học của dạy học tích hợp 
liên môn trong chương trình Ngữ văn.
 - Xây dựng giáo án và kế hoạch dạy học dự án chi tiết về tác phẩm Người lái 
đòa Sông Đà trong chương trình Ngữ văn 12 một cách hợp lý, sáng tạo về hình thức 
và nội dung. Công trình nghiên cứu nhằm đưa ra một gợi ý thiết thực trong việc áp 
dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn; đồng thời phát huy triệt để tính chủ thể 
tích cực trong học tập môn Ngữ văn của học sinh ở trường Trung học phổ thông.
 -Để học sinh hiểu rõ và đầy đủ hơn về con người và sự nghiệp sáng tác và tác 
phẩm của ông cho xứng tầm tác gia lớn của nền văn học dân tộc .
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học tích hợp về Đọc hiểu tác phẩm 
văn học theo định hướng tích hợp liên môn.
 - Nghiên cứu thực tiễn dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn 
Tuân ở trường THPT và thực tiễn dạy học bài tác gia theo hướng tích hợp.
 - Đề xuất cách thức tổ chức dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà theo 
hướng tích hợp liên môn.
 - Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của mô hình dạy học dự án đối 
với bài học tác phẩm Người lái đò Sông Đà trên địa bàn trường THPT Sáng Sơn – 
huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
 Cách thức dạy học bài Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân được 
giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng tích hợp liên môn.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Với đề tài này tôi sử dụng trong phạm vi nhà trường, cụ thể là thiết kế một bài 
giảng tích hợp có trong chương trình Ngữ văn 12.
- Cụ thể bài giảng sẽ được thực hiện tại lớp 12A8 và lớp đối chứng là lớp 12A9
 + Lớp 12A8 với 31 học sinh
 + Lớp 12A9 với 32 học sinh
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 3 quan điểm này, các môn học sẽ tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ và chúng chỉ gặp 
nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu là một đề tài, một vấn đề nào đó 
mà thôi.
 Tích hợp liên môn: Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có 
những chủ đề, vấn đề, chuẩn liên môn, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn là 
chung.
 Tích hợp xuyên môn: Cách tiếp cận từ cuộc sống thực và sự phù hợp đối với 
học sinh mà không xuất phát từ môn học bằng những khái niệm chung. Đặc điểm 
khác với liên môn là: Ngữ cảnh cuộc sống thực, dựa vào vấn đề, học sinh là người 
đưa ra vấn đề, học sinh là nhà nghiên cứu.
1.3. Dạy học tích hợp liên môn
 Là phương pháp dạy học có sự liên kết, phối hợp, tương tác chặt chẽ về nội 
dung kiến thức và kế hoạch bài giảng của các môn học khác nhau trong chương trình 
nhằm đạt được mục đích dạy học. Có ba nguyên tắc cơ bản của dạy học theo hướng 
tích hợp liên môn.
 Thứ nhất, liên môn chỉ sự tích hợp khái niệm, lý thuyết và phương pháp của 
các môn học. Tất cả các dự án liên môn đều xuất phát từ giả thiết có sự có mặt của ít 
nhất hai môn học để bổ sung cho nhau, nhằm tạo ra một hình ảnh đầy đủ của thực tế, 
hoặc để giải quyết một vấn đề phức hợp mà nó không thể giải quyết, hoặc chỉ có thể 
giải quyết được một phần bởi duy nhất kiến thức, phương pháp của một môn học.
 Thứ hai, để việc tích hợp có thể diễn ra hiệu quả, cần sự cộng tác hoặc tham 
vấn của đại diện các môn học nhằm thảo luận để giải quyết các vấn đề, đồng thời xác 
định những quy chiếu của môn học trong nội dung tích hợp.
 Thứ ba, kết quả đạt được của sự tích hợp và sự hợp tác phải được thể hiện dưới 
dạng tổng hợp. Đó là sự hội tụ của những kiến thức và phương pháp của các môn 
học dựa trên những nguyên tắc nội dung và hình thức.
 Như vậy, khái niệm dạy học tích hợp liên môn có thể hiểu như một sự tương 
tác tổng hợp giữa các môn học. Công cụ hữu hiệu có thể tạo nên sự tiếp cận liên môn 
là những đòi hỏi của tiến trình giải quyết vấn đề xung quanh một vấn đề mang tính 
chất phức hợp.
1.4. Vai trò của dạy học tích hợp
 5 ngùng trong việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp, chưa chú ý đầu tư thực sự, 
tích hợp một cách gượng gạo, không đạt hiệu quả hoặc nhiều khi có tích hợp nhưng 
không ý thức được là mình đang tích hợp.
2.2. Thực tiễn dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân theo 
hướng tích hợp liên môn ở trường THPT hiện nay.
 Trong thực tế cho thấy, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, học sinh cần vận 
dụng kiến thức tổng hợp, liên môn liên quan đến nhiều môn học. Chính vì vậy mà 
dạy học cần chú trọng đến vấn đề tích hợp liên môn, nghĩa là người dạy phải có sự 
kết hợp những phần, những bộ phận, những kiến thức riêng lẻ ở những môn học khác 
nhau trong một tổng thể. Tất nhiên việc dạy học tích hợp liên môn không tham vọng 
là đưa được tất cả các kiến thức của nhiều môn học khác nhau trong một bài học. 
Chúng ta phải biết lựa chọn, tinh lọc những kiến thức cho phù hợp với bài học, với 
bộ môn nghĩa là chúng ta biết cách vận dụng kiến tức liên môn để giải quyết các vấn 
đề thực tiễn. Dựa vào đó, chúng ta xác định các năng lực cần phát triển cũng như 
những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức trong chương trình.
 Người lái đò Sông Đà là bài tùy bút xuất sắc trong tập Sông Đà của Nguyễn 
Tuân. Tác phẩm là thành quả của Nguyễn Tuân trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc 
năm 1958. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 chỉ trích của tác phẩm. Để tìm hiểu tác phẩm 
này, người giáo viên cần hướng dẫn học sinnh tìm hiểu kiến thức môn học Địa lí để 
thấy được thủy trình của Sông Đà, kiến thức Lịch sử để thấy được bối cảnh đất nước 
những năm 1958 – 1960, hiện nay việc tích hợp các phạm vi kiến thức này còn 
hạn chế. Vì vậy với đề tài này, người viết mong muốn đưa ra hướng tiếp cận tác 
phẩm này từ quan điểm tích hợp để giáo viên và học sinh có cái nhìn đa chiều khi 
khám phá giá trị trích đoạn Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân trong sách giáo 
khoa Ngữ văn 12.
 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP 
 BÀI NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (NGUYỄN TUÂN)
 Đối với môn học Ngữ văn trong trường THPT nói chung và dạy học tác 
phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân nói riêng, việc dạy tích hợp sẽ dạy 
như thế nào? Trong đề tài này, cá nhân tôi chỉ đưa một số gợi ý dạy học tích hợp liên 
môn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) mà người 
viết đã thực hiện để cùng đồng nghiệp trao đổi.
 7 Trong triết học Ân Độ, triết học Chămpa cổ đại, sông nước là biểu tượng của 
vẻ đẹp nữ tính, vì vậy trong Người lái đò sông Nguyễn khai thác và miêu tả vẻ đẹp 
của sông Đà dưới góc độ thiên tính nữ. Đặc biệt là Nguyễn Tuân đã so sánh, nhân 
hóa con sông Đà như “áng tóc trữ tình” của người thiếu nữ Tây Bắc.
*Văn- Sử:
 Mỗi tác phẩm văn học gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định. Có ba bối cảnh 
lịch sử xã hội cần được nêu ra trong bài học: bối cảnh lịch sử xã hội của tác giả, bối 
cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm và bối cảnh lịch sử xã hội của sự kiện và nhân vật 
được phản ánh trong tác phẩm.
 Dạy Người lái đò Sông Đà, cần phải đưa học sinh quay trở lại những năm miền 
Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng 
lợi từ đó nhận biết bối cảnh đất nước ta trong những năm 1954 – 1960, từ đó thấy 
được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nội dung sáng tác của Nguyễn Tuân cũng 
như cảm nhận vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc Việt Nam.
*Văn – Địa lí:
 Trong dạy học Ngữ văn, giáo viên cần tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng 
kiến thức hiểu biết về các địa danh để lí giải và làm rõ một số chi tiết, hình ảnh nghệ 
thuật trong tác phẩm một cách hiệu quả. Với bài như Người lái đò sông Đà, giáo viên 
cần cho học sinh xem hình ảnh, địa thế, dòng chảy của dòng sông để thấy được 
địa hình hiểm trở, hùng vĩ của thiên nhiênViệt Nam; thấy được sự giàu có về tài 
nguyên nước và triển vọng trong sự phát triển công nghiệp điện và đặc biệt là nét 
độc đáo trong dòng chảy của Đà giang:
 Chúng thủy giai đông tẩu 
 Đà giang độc bắc lưu.
*Văn – GDCD (kĩ năng sống):
 Thấy được ấm lòng trân trọng của tác giả dành cho quê hương đất nước, con 
người qua đó thấy được giá trị của việc bảo về thiên nhiên đất nước.
*Văn – Âm nhạc:
 Từ bao giờ văn học và âm nhạc có mối duyên tình gắn kết hết sức tự nhiên. 
Vì vậy, trong dạy học Ngữ văn, thiết nghĩ, nếu giáo viên biết vận dụng một cách linh 
hoạt sự kết hợp này, chắc chắn bài học sẽ trở nên thú vị hơn hẳn. Khi dạy bài Người 
lái đò Sông Đà, giáo viên đã cho học sinh nghe bài hát Tiếng gọi Sông Đà của tác 
giả Trần Trung làm nội dung khởi động để tạo hứng thú cho học sinh tiếp nhận bài
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tac_pham_nguoi_lai_do_song_da.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 12) theo định h.pdf