Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí công nghiệp lớp 12 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí công nghiệp lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí công nghiệp lớp 12 THPT
A - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) ở nhà trường phổ thông: Chuyển từ học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ. Thông qua những nội dung kiến thức đã học để giúp học sinh tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương để phát hiện những thế mạnh cũng như những khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống, đây cũng chính là cơ sở thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Qua thực tế khảo sát địa bàn thì việc tổ chức dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học, chỉ một số trường vừa học vừa dạy nghề có gắn với sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao. Những hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương rất đa dạng nhưng gần như chưa được giáo viên và nhà trường biết đến. Trong khi đó việc trải nghiệm trên các lĩnh vực giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn, giúp người học trải nghiệm sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp tại địa phương. Với những lí do trên tôi thực hiện đề tài: “Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng: Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại huyện Diễn Châu qua chủ đề “Địa lí công nghiệp” lớp 12 THPT. Nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực cho địa phương. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 B - NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông. Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên, tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH cho học sinh như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học stem, dạy học trải nghiệm Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết sưu tìm được, ngoài đề tài “ dạy học gắn liền với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lí và một số chủ đề liên môn” của tác giả Đặng Đình Kỳ còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài Sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học Địa lí trong trường THPT hiện nay. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề 1.2.1.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức nội dung bài học có sự giao thoa tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây dựng chủ đề dạy học hiện nay có thể là: - Chủ đề dạy học trong một môn học. - Chủ đề tích hợp liên môn hay chủ đề liên môn. 1.2.1.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học Để xây dựng một chủ đề dạy học đảm bảo tính khoa học và đáp ứng mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau: Bước 1: Xác định chủ đề. Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề. Bước 3: Xây dựng bảng mô tả. Bước 4: Biên soạn câu hỏi bài tập. 3 1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. 1.2.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm với sản xuất kinh doanh. a. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài học * Mô tả hình thức: Theo phương án này, việc dạy học môn Địa lí với định hướng gắn với hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. * Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề để lựa chọn nội dung day học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. GV có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp. - Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa phương. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. * Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. b. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Mô tả hình thức - Giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Tiến trình - Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch dạy học. 5 * Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các em cách thu thập tư liệu học tập. d. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương. * Mô tả hình thức - Theo phương án này, những nội dung dạy học về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương để hướng nghiệp cho học sinh được học tại trường hoặc thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. * Tiến trình - Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp các anh có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong ở phổ thông. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. 1.2.2.3. Ý nghĩa của việc dạy học gắn liền trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở địa phương. Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. Các yếu tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học. Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với sản xuất, kinh doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Trong quá trình tiếp cận với các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự hướng dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong sản xuất, kinh doanh sẽ được học sinh tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó học sinh có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện. Phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ. Cho học sinh tiếp cận các thành tố của hoạt 7 1.3.2.1. Kết quả điều tra từ GV Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng phát triển dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần Không Cần thiết thiết cần thiết Việc rèn luyện năng lực, kĩ năng thực hành sản xuất kinh 1 95% 5% 0% doanh cho học sinh có cần thiết hay không? Thầy (cô) có thường xuyên tổ Thường Thỉnh thoảng Không bao chức hoặc hướng dẫn cho học xuyên giờ sinh dạy học chủ đề gắn liền 3.2% 40.1% 56.7% 2 với sản xuất kinh doanh tại địa phương hay không? Thầy (cô) chọn hình thức nào Kiểm tra Dạy kiến thức Chuẩn bị bài 3 để tổ chức dạy học chủ đề cho đánh giá mới ở nhà học? 16,7% 27,7% 55,6% Phương pháp hoặc kĩ thuật dạy PP dạy PP dạy học giải PP bàn tay học nào được sử dụng dạy chủ học theo quyết vấn đề nặn bột 4 đề? dự án 28% 65.7% 6.3% Thái độ của HS khi được Rất hứng Hứng thú Không hứng hướng dẫn dạy học chủ đề? thú thú 5 15% 38% 47% 1.3.2.2. Kết quả điều tra từ HS Bảng 1.2. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất quan Không quan Quan trọng trọng trọng Em đánh giá như thế nào về 1 vai trò của việc học tập chủ đề 89% 11% 0% gắn liền với sản 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_gan_lien_voi_trai_nghiem_san_x.docx