Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề thể tích khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh lớp 12 THPT

docx 82 trang sk12 06/10/2024 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề thể tích khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề thể tích khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh lớp 12 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề thể tích khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh lớp 12 THPT
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Những đóng góp của đề tài 2
 PHẦN II – NỘI DUNG 3
 Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 3
1.1.Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài 3
1.2. Cơ sở lí luận 3
1.2.1. Năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức 3
1.2.2. Biểu hiện, năng lực thành tố, hoạt động tương thích của năng lực 4
khám phá và chiếm lĩnh tri thức của người học trong dạy học Toán
1.2.3. Cấp độ của năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức trong dạy học 5
Toán ở trường phổ thông
1.3. Cơ sở thực tiễn 5
1.3.1. Quan điểm dạy học toán cho HS THPT theo định hướng bồi dưỡng 5
năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức
1.3.2. Thực trạng của việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực khám phá và 6
chiếm lĩnh tri thức trong dạy học môn Toán ở trường THPT 
1.3.3. Đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực khám 8
phá và chiếm lĩnh tri thức trong dạy học môn Toán ở các trườg THPT trên 
địa bàn công tác.
 Chương 2 . Một số biện pháp sư phạm góp phần bồi dưỡng năng 10
lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh THPT thông qua 
dạy học chủ đề thể tích của khối đa điện
2.1. Những định hướng cơ bản của việc đề ra một số biện pháp sư phạm 10
góp phần bồi dưỡng năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh 
THPT 
 2.2. Một số biện pháp sư phạm góp phần bồi dưỡng năng lực khám phá 10
và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề thể 
tích của khối đa điện
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, sự tăng trưởng về khối 
lượng và chất lượng của tri thức nhân loại, hơn bao giờ hết, hệ thống GD của các 
quốc gia trên thế giới đang đứng trước những thách thức và yêu cầu cần thiết thực, 
tích cực đổi mới sao cho phù hợp với xu thế thời đại. Tiếp cận theo định hướng phát 
triển NL chính là để chuẩn bị trực tiếp cho người học bước vào cuộc sống thực tiễn 
ngay khi họ còn đang trên ghế nhà trường. 
 Tôi chọn bồi dưỡng NLKP và CLTT cho đối tượng học sinh THPT vì những 
lí do sau đây:
 Đổi mới nội dung, chương trình ở trường phổ thông đang có nhiều vấn đề phát 
sinh, những yêu cầu mới trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, xét thực trạng dạy học ở 
trường phổ thông hiện nay, tính chủ động trong việc chiếm lĩnh nội dung kiến thức 
của môn học không được khai thác triệt để, vai trò trọng tâm của người học vẫn 
chưa được phát huy hiệu quả nhất. Học sinh quen sử dụng các bài thuần túy Toán 
học, mang tính hàn lâm và lúng túng khi làm việc với các bài tập chứa yếu tố trải 
nghiệm, khám phá và sáng tạo, nên gặp khó khăn khi học tập, tìm kiếm các giải pháp 
Toán học trong học tập và thực tiễn. 
 Khảo sát thực tiễn cho thấy, HS THPT thường thích tự tìm tòi, khám phá, trải 
nghiệm, sáng tạo; các em thấy hứng thú với kết quả mà tự mình chiếm lĩnh được. 
Hơn nữa, với xu thế hiện nay sẽ không quá chú trọng vào việc đi sâu nghiên cứu 
những nội dung kiến thức Toán mà chú ý nhiều đến khả năng học tập môn Toán chủ 
động, thích tìm tòi, sáng tạo, tự giác của học sinh, từ đó có những khám phá, chiếm 
lĩnh nội dung kiến thức môn học một cách hiệu quả và góp phần bồi dưỡng NLKP 
và CLTT cho HS, một trong những năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày 
nay.
 Việc xây dựng và tổ chức được các tình huống học tập để HS KP và CLTT 
không chỉ là tiền đề kích thích mà còn góp phần làm rõ thêm định hướng đổi mới 
dạy học phát triển NL, nâng cao trách nhiệm và tính tích cực, chủ động của người 
học trong xây dựng sự hiểu biết Toán học, tạo dựng nên vốn tri thức vững chắc, góp 
phần khẳng định thêm ý nghĩa của Toán học trong việc giải quyết, kết nối với các 
vấn đề thực tiễn. 
 Hiện nay có thể nói vấn đề bồi dưỡng NLKP và CLTT trong dạy học Toán, đặc 
biệt là bậc THPT chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ. Cụ thể chưa có 
đề tài nào nghiên cứu về vấn đề dạy học chủ đề thể tích khối đa diện cho học sinh 
THPT theo định hướng bồi dưỡng NLKP và CLTT. Trong khi đó, hình học không 
gian vốn là môn học hay, có khả năng rèn luyện trí tưởng tượng không gian, có nhiều 
cơ hội để bồi dưỡng NL KP và CLTT cho người học. Vì tất cả các lí do trên tôi đã 
lựa chọn: “Dạy học chủ đề thể tích khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực 
khám phá và chiếm lĩnh tri thức cho HS lớp 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Đưa ra và làm rõ khái niệm năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức trong 
dạy học Toán cho học sinh THPT. Từ đó đề xuất một số biện pháp sư phạm trong 
dạy học chủ đề thể tích của khối đa diện theo định hướng bồi dưỡng năng lực khám 
 3 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1.1.Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài
 Vấn đề KP và CLTT, tổ chức các hoạt động KP và CLTT và nghiên cứu KP 
và CLTT đã được nhiều nhà giáo dục học đề cập đến một cách trực tiếp hay gián 
tiếp. Hầu hết các nhà giáo dục đều tập trung nghiên cứu các hoạt động KP và CLTT 
của người học, các biện pháp sư phạm của người dạy nhằm nâng cao khả năng KP 
và CLTT của người học, phương pháp viết tài liệu hướng dẫn người học KP và 
CLTT. Do đó KP và CLTT rất cần thiết không chỉ đối với mỗi cá nhân người học 
mà nó còn liên quan đến chiến lược phát triển giáo dục chung của đất nước. Tiêu 
biểu trong nghiên cứu về vấn đề này là các tác giả: Nguyễn Hữu Hậu, Lê Võ Bình, 
Đào Tam, Lê Hiển Dương và nhiều nhà giáo dục khác. 
 Các đề tài viết về năng lực khám phá chủ yếu tập trung vào các phương pháp 
và hình thức tổ chức gắn với một nội dung cụ thể như: “Vận dụng phương pháp dạy 
học khám phá có hướng dẫn trong quá trình dạy học Toán ở trường phổ thông” của 
tác giả Nguyễn Văn Hiến (2007).; “ Phát triển năng lực huy động kiến thức cho học 
sinh trong dạy học khám phá thông qua chủ đề phép biến hình trong mặt phẳng” 
của tác giả Phạm Thị Hải Yến( 2019); “ Dạy học tích phân theo hướng khám phá 
cho lớp 12 trung học phổ thông” của tác giả Đoàn Xuân Cương...Theo các tác giả 
nếu GV biết tạo ra các tình huống phù hợp với trình độ nhận thức của HS để trên cơ 
sở kiến thức đã có, HS khảo sát tìm tòi phát hiện vấn đề. Trong các công trình nghiên 
cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sưu tìm được, chưa có công trình nào nghiên cứu 
chuyên sâu về bồi dưỡng năng lực khám phá và chiễm lĩnh tri thức cho học sinh 
thông qua dạy học chủ đề thể tích khối đa diện. Đó là "khoảng trống" về lý luận và 
thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có 
những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với năng KP và CLTT cho học sinh trong 
trường THPT hiện nay.
 1.2. Cơ sở lí luận 
 1.2.1. Năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức
 1.2.1.1. Hoạt động khám phá và chiếm lĩnh tri trức
 Theo từ điển tiếng Việt: “Khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu”, 
nghĩa khác là: “là tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách 
quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi nhận thức cơ bản của con 
người”.
 Khám phá là quá trình tư duy tích cực nhằm kiếm tìm những cái mới, bên 
trong của vấn đề. Hoạt động khám phá trong học tập ở nhà trường phổ thông nhằm 
giúp cho người học tìm thấy, phát hiện ra những tri thức mới đối với người học, ở 
đó, họ tích cực trải nghiệm, chủ động trong việc làm chủ những tri thức. Động lực 
của quá trình học tập là HS phải có lòng ham muốn học tập và động cơ kích thích 
trực tiếp là những động cơ gắn liền với bản thân quá trình nhận thức. Những động 
cơ đó là: bản thân có khát vọng tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nêu ra, cảm giác 
hài lòng khi giải quyết thành công vấn đề.
 5 + Năng lực mô hình hóa Toán học các vấn đề thực tiễn, định hướng và giải 
được các bài Toán mô hình và trở về làm chủ bài toán thực tiễn
 + Năng lực phản biện và sáng tạo.
 Việc phân chia NLKP và CLTT thành các NLTT cũng như các biểu hiện thông 
qua các hoạt động thành phần đặc trưng chỉ có tính tương đối; việc phân chia nhằm 
giúp cho việc xây dựng các BPSP ở chương sau được thuận lợi hơn.
 1.2.3. Cấp độ của năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức trong dạy học 
Toán ở trường phổ thông
 Có thể phân cấp độ NLKP và CLTT theo các mức độ như sau:
 *) Ở mức độ thứ nhất: HS thực hiện được các yêu cầu cơ bản việc KP và CL 
nội dung kiến thức khi tình huống đã được GV đặt ra một cách rõ ràng.
 *) Ở mức độ thứ hai: HS nhận ra được tình huống, vấn đề do giáo viên đưa ra 
tương đối rõ ràng; biết hoàn tất việc khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức liên 
quan một cách tích cực chủ động, vai trò dẫn dắt định hướng của GV như là chất 
xúc tác để đẩy nhanh quá trình KP và CL của HS.
 *) Ở mức độ thứ ba: HS chủ động phát hiện được vấn đề chưa rõ ràng thông 
qua các HĐ khám phá, dự đoán những điều kiện nảy sinh và nhận xét cách thức tiếp 
cận để chiếm lĩnh vấn đề chắc chắn, linh hoạt và có tính phản biện cao, không những 
vậy qua đó HS còn biết cách mở rộng và làm chủ vấn đề liên quan.
 Từ cách hiểu VĐ như trên, với mục đích góp phần phát triển NLKP & CLTT, 
ta sẽ xây dựng, lựa chọn các ví dụ, bài tập để bồi dưỡng theo từng cấp độ đối với 
mỗi NLTT và kĩ năng thành phần, bao gồm:
 + Mức độ tập dượt: bước đầu biết tiến hành các thao tác TD, các trải nghiệm 
cho trước có liên quan.
 + Mức độ phát triển: biết sử dụng các thao tác, trải nghiệm một cách chọn lọc 
và có hiệu quả và hướng đích.
 + Mức độ hoàn thiện: NL, kĩ năng được hoàn thiện, được thực hiện với các 
HĐ phản biện và sáng tạo có chiều sâu.
 1.3. Cơ sở thực tiễn
 1.3.1. Quan điểm dạy học toán cho HS THPT theo định hướng bồi dưỡng 
năng lực khám phá và chiếm lĩnh tri thức
 Quan điểm xuyên suốt chỉ đạo QTDH theo định hướng NL là: muốn hình 
thành, rèn luyện, đánh giá NL ở HS tất yếu phải đưa các em tham gia vào hoạt động, 
làm ra sản phẩm. CT được xây dựng theo định hướng NL tất yếu phải tổ chức DH 
thông qua thiết kế các HĐ học tập cho HS
 Từ đó, chúng tôi quán triệt các quan điểm sau trong DH cho HS THPT theo 
định hướng phát triển NLKP và CLTT, bao gồm:
 7 Câu 2: Thầy (cô) cho biết ý 
kiến và sự cần thiết phải tổ Rất cần thiết 5 27,8
chức HĐ khám phá và chiếm 
lĩnh tri thức trong quá trình Cần thiết 12 66,7
dạy học Toán.
 Không cần thiết 1 5,6
 Học sinh chỉ cần hiểu được bài. 3 16,7
 Học sinh hiểu bài, giải được 
 10 55,6
Câu 3: Khi dạy một bài thầy nhiều dạng bài tập liên quan.
(cô) chú ý đến
 Học sinh tích cực tham gia vào 
 các hoạt động để chiếm lĩnh tri 5 27,7
 thức.
Câu 4: Quý thầy cô có tổ Thường xuyên 1 5,6
chức các hoạt động theo 
 Thỉnh thoảng 10 55,6
hướng bồi dưỡng năng lực KP 
và CLTT cho học sinh trong 
 Chưa bao giờ 7 33,8
dạy học không?
Câu 5: Việc thiết kế bài dạy Không thể 6 33,3
theo các hoạt động để học 
sinh khám phá được tri thức Khó khăn 5 27,7
mới là Không khó 3 16,7
Câu 6: Theo quý thầy cô việc Tiếp thu bài mới dễ dàng hơn 6 33,3
tổ chức cho học sinh các hoạt Hiểu sâu hơn về nội dung bài học 5 27,7
động KP và CLTT có tác 
dụng gì đối với học sinh khi Hứng thú hơn khi học bài 3 16,7
các em học trên lớp? Ý kiến khác: Cả 3 lí do trên 4 22,3
 Thuận lợi: Phù hợp với xu hướng phát triển của 
 thế giới; được sự quan tâm của các ngành, các 
Câu 7: Theo quý thầy cô việc cấp; HS tích cực, sáng tạo hơn và nâng cao kết 
dạy học theo hướng bồi quả học tập
dưỡng năng lực KP và CLTT Khó khăn: Phải chuẩn bị giáo án kĩ nên mất 
cho học sinh có những thuận nhiều thời gian, vẫn quen với cách dạy truyền 
lợi và khó khăn cơ bản: thống mà ngại thay đổi. SGK, phân phối 
 chương trình, cơ sở vật chất, tài liệu cũng như 
 ý thức của HS chưa đáp ứng đủ điều kiện.
 - Kết quả điều tra từ HS (Phụ lục 1b)
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_the_tich_khoi_da_dien_t.docx