Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh

docx 53 trang sk12 22/02/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn Giáo dục công dân lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
 DẠY HỌC BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO 
 CƠ BẢN (TIẾT 2) MÔN GDCD LỚP 12 BẰNG HÌNH THỨC
SỬ DỤNG PHIÊN TOÀ GIẢ ĐỊNH Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
 Thuộc lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn GDCD
 Nghệ An, tháng 04 năm 2022
 1 MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................4
2. Phạm vi và đối tượng nghiên ................................................................................5
3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................5
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài ...............................................................5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................7
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................7
1.1. Một số hiểu biết về phiên tòa giả định và đặc điểm của phiên tòa giả định?....7
1.1.1 Một số hiểu biết về phiên tòa giả định ............................................................7
1.1.2. Phiên tòa giả định có những đặc điểm sau......................................................9
1.1.3. Tầm quan trọng của phiên tòa giả định ..........................................................9
1.2. Sự cần thiết phải giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh THPT .................10
1.3. Nội dung kiến thức pháp luật cần giáo dục cho học sinh THPT......................11
1.4. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT ......................................................................12
1.4.1. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT nói chung ..................................................12
1.4.2. Đặc điểm tâm lý học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh .......................13
2. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THƯC PHÁP LUẬT CỦA HỌC SINH TRƯỜNG 
THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH .........................................................................14
2.1 Vài nét về trường THPT DTNT tỉnh..................................................................14
2.2. Thực trạng về giảng dạy môn GDCD nói chung và kiến thức pháp luật nói 
riêng cho học sinh trường THPT DTNT Tỉnh hiện nay ..........................................14
2.2.1. Thực trạng về giảng dạy môn GDCD nói chung ...........................................14
2.2.2. Thực trạng kiến thức pháp luật của học sinh trường THPT DTNT Tỉnh hiện 
nay 16
2.3. Các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến giảng dạy Bài 6: Công dân với các quyền 
tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định 
ở trường THPT DTNT Tỉnh.”..................................................................................17
2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng đề tài đặt ra ....................................18
 Trang 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- THPT: Trung học phổ thông
- THCS: Trung học cơ sở
- DTNT: Dân tộc nội trú
- HS: Học sinh
- GDCD: Giáo dục công dân
- GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo
- PTDTNT: Phổ thông dân tộc nội trú
- GV: Giáo viên
- BGH: Ban giám hiệu
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm.
 Trang 3 cực, chủ động, sáng tạo giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức pháp luật và tăng 
cường kỹ năng thực hành, ở học sinh... Đó là lý do thôi thúc tôi tìm đến đề tài 
“Dạy học Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD lớp 12 
bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh.”
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 - Phạm vi nghiên cứu: Là học sinh lớp 12 và Bài 6 (tiết 2) môn GDCD lớp 12 
năm học 2020 -:- 2021 và tập trung vào việc giáo dục một số kiến thức, hành vi 
pháp luật cơ bản cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
 - Đối tượng nghiên cứu:
 +Học sinh lớp 12 trường THPT DTNT Tỉnh, Bài 6 (tiết 2), sách giáo khoa 
GDCD 12.
3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lý luận về dạy học bằng 
phiên tòa giả định. Đồng thời nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Bài 6 (tiết 2), 
đọc nhiều tài liệu tham khảo, chương trình “Tòa tuyên án” trên VTV6, tài liệu 
chuyên sâu liên quan đến nội dung bài học và những tình huống pháp luật mà học 
sinh dễ vào vai.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua dự giờ của đồng nghiệp, trao 
đổi với giáo viên chủ nhiệm, học sinh để xây dựng kịch bản, luyện tập, công diễn 
trước lớp và rút kinh nghiêm.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm giảng dạy 
GDCD Bài 6 (tiết 2) theo hướng đi sâu làm sáng tỏ nội dung kiến thức pháp luật 
cần thiết để giáo dục cho học sinh.
 - Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số liệu (điểm số) bằng xác suất 
thống kê toán học và tính độ lệch chuẩn của học sinh.
4. Mục đích nghiên cứu:
 - Góp phần làm cho giờ dạy sinh động hứng thú, đạt hiệu quả như mong 
muốn và xứng tầm với giá trị môn GDCD.
 - Tạo điều kiện cho các em thực hành các kỹ năng và thể hiện sự sáng tạo 
trong xử lý tình huống cũng như định hướng nghề nghiệp.
 - Tạo sân chơi tạo điều kiện cho học sinh tham gia tìm hiểu pháp luật, tuyên 
truyền pháp luật, rèn luyện các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, làm việc theo nhóm...
 - Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho học sinh 
trong giai đoạn hiện nay và học sinh tại trường THPT DTNT Tỉnh.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài.
 Trang 5 PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1. Một số hiểu biết về phiên tòa giả định và đặc điểm của phiên tòa giả định?
1.1.1. Một số hiểu biết về phiên tòa giả định
 - Giả định coi điều nào đó như là có thật để lấy đó làm căn cứ
 Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án. Tùy theo tính chất của thủ 
tục xét xử mà có phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
 Thuật ngữ “Phiên tòa giả định” (“Moot Court” hay “Mooting”) được sử dụng 
phổ biến tại các trường luật trên thế giới như một hình thức hoạt động nghiên cứu 
và thực hành pháp lý của sinh viên các trường luật, trong đó các sinh viên đóng vai 
luật sư của các bên trong một vụ việc giả định, tranh luận về nội dung của vụ việc 
đó trước các thẩm phán của tòa giả định.
 Phiên tòa giả định (Moot Court ) là phương pháp giảng dạy mô phỏng, một 
khái niệm khá mới đối với các em học sinh ở Việt Nam nhưng với những sinh viên 
luật nói riêng và sinh viên đại học nói chung ở các nước trên thế giới, tổ chức và 
tham gia một phiên tòa giả định lại vốn rất quen thuộc. Phiên tòa giả định chính là 
nơi các em được tham gia vào chính các phiên tòa thử nghiệm để cùng tìm hiểu và 
tranh luận với nhau về một vụ án cụ thể. Tại phiên tòa giả định, học sinh, sinh viên 
không phải chỉ hiểu và trình bày các quy định pháp luật, nguyên tắc và học thuyết 
pháp lý, mà còn phải biết cách diễn giải và thuyết phục thẩm phán về các lập luận 
của mình.
 Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện, sinh viên được thực hành, rèn luyện 
các kỹ năng chuyên ngành như: quy trình mở tòa, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng điều 
hành phiên tòa, kỹ năng hành nghề luật sư, đồng thời, củng cố và nâng cao kiến 
thức chuyên môn, phương pháp vận dụng các điều khoản pháp luật vào tình huống 
cụ thể của mỗi nhân vật. "Phiên tòa giả định" là hình thức tái diễn lại toàn bộ hoặc 
một số tình tiết của vụ án mà nội dung được xây dựng dựa theo những tư liệu trong 
thực tiễn xét xử thực tế tại địa phương. Mô hình này vừa có thể phát huy những 
yếu tố tích cực giống như phiên tòa lưu động; mặt khác, vì là "giả định" nên linh 
hoạt hơn trong cách vận dụng vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo 
dục pháp luật, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Việc kể lại vụ án thông qua "Phiên 
tòa giả định" trước hết có vẻ như là để thỏa mãn nhu cầu tâm lý tò mò của người 
nghe, người xem, nhưng xét ở góc độ tuyên truyền thì "Phiên tòa giả định" chính là 
những thông điệp có ý nghĩa giáo dục pháp luật, xây dựng nhận thức pháp luật 
đúng đắn cho mọi người.
 Phiên tòa giả định mang tính trực quan không chỉ phản ánh những hành vi 
phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm, mức án được áp dụng, mà còn giúp 
người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên hiểu rõ hơn hoạt động của những người 
cầm cân nẩy mực, giúp người xem biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai,
 Trang 7 Đến với phiên tòa giả định bạn sẽ mãn nhãn với sự tái hiện kịch tính về một 
vụ án thực sự, các kiến thức về pháp luật, kỹ năng ứng xử đối đáp trên tòa, kỹ năng 
hùng biện, tranh biện và sử dụng luật.
 Xuất phát từ giá trị phổ biến của pháp luật, việc giáo dục pháp luật nhằm đưa 
pháp luật đến với mọi người, qua đó hiện thực hóa quyền được thông tin và đảm 
bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân trở thành hoạt động tự thân của 
nền giáo dục.
1.1.2. Phiên tòa giả định có những đặc điểm sau:
 -" Phiên tòa giả định" là hình thức tuyên truyền có tính phối hợp liên kết cao 
giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội... do đó thu hút được nhiều lực lượng tham 
gia. Tác động trực tiếp đến đối tượng tuyên truyền nhờ yếu tố "người thật, việc 
thật".
 -" Thông điệp" từ phiên tòa mang tính cảnh báo, răn đe cao làm cho những 
đối tượng có ý đồ bất chính phải tự điều chỉnh hành vi của mình để chung sống với 
cộng đồng.
 - Giản lược một số trình tự, thủ tục về tố tụng, nhấn mạnh yếu tố tuyên truyền 
phổ biến và giáo dục pháp luật.
 - Mô hình "Phiên tòa giả định" có nhiều điểm linh hoạt khi vận dụng công tác 
phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là cho thanh thiếu niên.
 Tuy nhiên, để tổ chức được một "Phiên tòa giả định" đòi hỏi phải có sự liên 
kết phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiều công việc khác nhau 
như đã trình bày ở phần trên, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm tạo điều kiện, phối 
hợp chỉ đạo tích cực của Thủ trường các cơ quan, đơn vị liên quan mới thực hiện 
thành công được. Do trong quá trình chuẩn bị có sự tốn kém nhiều về thời gian, 
công sức và kinh phí nhưng sản phẩm sau khi hoàn thành thường sử dụng chỉ một 
vài lần, làm cho hình thức "Phiên tòa giả định" chưa được nhiều nơi chú trọng. 
Đây là vấn đề cần được quan tâm để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị 
vận dụng nhiều hơn nữa mô hình "Phiên tòa giả định" vào công tác phổ biến, giáo 
dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
1.1.3. Tầm quan trọng của phiên tòa giả định
 - Thực tế triển khai các phiên tòa giả định ở tại các trường THPT trên địa bàn 
toàn tỉnh cho thấy, mô hình này là hoạt động sáng tạo, có nhiều ý nghĩa trong việc 
tuyên truyền pháp luật, được dư luận địa phương quan tâm, đánh giá cao. Qua đó 
đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng 
động, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn 
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần cùng các ngành, các 
cấp làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với đoàn viên thanh niên.
 - “ Phiên tòa giả định” Tuyên truyền pháp luật cho học sinh THPT, với các 
chuyên đề: Phòng chống hành vi sai phạm về pháo; Phòng chống bạo lực học
 Trang 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_6_cong_dan_voi_cac_quyen_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn Giáo dục công d.pdf