Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí trường THPT Hồ Xuân Hương
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí trường THPT Hồ Xuân Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí trường THPT Hồ Xuân Hương
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG Là học sinh dự thi HSG khối 12 năm học 2011 - 2012. 4. Mục đích nghiên cứu - Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để cho học sinh đi thi có giải. - Khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề cho bồi dưỡng các đội tuyển 10,11. - Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Địa lí. - Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. - Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn. - Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên các môn xã hội nhất là môn Địa lí. - Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong năm 2011-2012 cũng như môn học khác. - Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị. Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. CHƯƠNG II. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO - Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiến tới nâng dần việc tự học của học sinh. Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ SGK vào bài thi. Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK nâng cao. Học sinh tự nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung cơ bản từ đó giúp cho việc tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao bồi dưỡng có hiệu quả hơn. 4. Bước 4: Làm quen với đề thi HSG năm trước của tỉnh Vĩnh Phúc - Làm quen với các đề thi năm trước. Đây cũng là cách giáo viên giúp cho học sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh giỏi lớp 12 của Tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và sự phản xạ với các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao. Học sinh đội tuyển luôn có tầm để đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu; có khả năng phát huy ngay năng lực tư duy; kiến thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình trạng bị động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi đọc đề. 5. Bước 5: Kiểm tra thường xuyên kết hợp với việc chấm trả bài - Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh trên chuẩn , yêu cầu giáo viên đặt ra thông qua việc yêu cầu làm bài. Chấm, trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao. Đó cũng là cách học cẩn thận khoa học, chính xác. 6. Bước 6: Khai thác Allat, kênh hình HSG tập bản đồ - Hướng dẫn khai thác tối đa kênh hình, Atlat, bản đồ trong rèn luyện thi học sinh giỏi. - Với địa lí nói chung, học sinh giỏi Địa lí 12 nói riêng việc đề cao khai thác tối đa kênh hình trong SGK, sách thực hành, sách bài tập, tập bản đồ thế giới là hết sức cần thiết. Đối với kênh hình đặc biệt cần vững vàng khai thác kỹ năng bản đồ: “Bản đồ là Anpha.Ômêga của địa lí”; “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai”. Học sinh phải 10. Bước 10: Cổ vũ động viên về mặt tinh thần cho các em trong đội tuyển - Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự tin trước và sau khi tham dự đội tuyển. Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm bài. Cần phối kết hợp với GVCN, GVBM, cán bộ đoàn Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển. 11. Bước 11: Chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian - Giáo viên tự chủ động cho đội tuyển học sinh giỏi bồi dưỡng theo thời gian, địa điểm hợp lí. Tránh ôn gấp rút, ôn trong thời gian dài, hoặc ôn kiểu nhồi nhét kiến thức. 12. Bước 12: Thực hiện trình tự ôn tập - Thực hiện trình tự ôn tập. Nên ôn theo cấu trúc đề thi từ địa lí tự nhiên đến kinh tế xã hội, rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao. Luôn lắng nghe y kiến và thỏa mãn yêu cầu giải đáp kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tăng tính tích cực làm việc của thầy và trò 13. Bước 13: Ghi chép kết quả thi của học sinh. - Ghi chép kết quả thi của học sinh, gặp gỡ để nắm bắt các tình huống khi học sinh làm bài. Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp để thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi các khối khác như 10, 11 và khối 12 năm sau tốt hơn. Đúc rút kinh nghiệm để trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm hướng giải quyết. CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển 12 năm 2011 nhưng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở nhiều loại hình dưới đây: - Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học. - Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn với các đối tượng dạy học cụ thể. - Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy cũng như đo và đánh giá từ đó nâng kiến thức, kỹ năng của đối tượng lựa chọn. - Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc học rèn luyện kiến thức cơ bản là bản lề để rèn luyện kiến thức nâng cao.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lop_12_mon.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí trường THPT Hồ Xuân Hương.pdf