Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)” Tác giả sáng kiến: Trần Thị Thúy Linh Mã lĩnh vực: 12.57 Lập Thạch, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN PHẦN THỨ I: MỞ ĐẦU 1. LỜI GIỚI THIỆU Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT là một quá trình. Đó là một quá trình nhận thức đặc thù trong đó giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh có mục đích, có kế hoạch sư phạm để học sinh nắm vững những tri thức cơ sở về lịch sử quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực nhận thức, dần dần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách và đạo đức học sinh. Học sinh vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình dạy học, do đó nó cũng tuân thủ quy luật nhận thức nói chung, mặt khác nó cũng mang những nét đặc thù, riêng biệt có sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của người thầy. Người thầy phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học, để trên cơ sở ấy tiến hành việc giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức và hành động cho học sinh. Do đó, việc xây dựng biện pháp sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập, tự học, tự nghiên cứu và phát huy tính tích độc lập, sáng tạo trong tư duy của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Xu hướng kiểm tra, đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực, người ta chia thành 3 mức độ chính của nhiệm vụ như sau: • Tái hiện: Trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học. • Vận dụng: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ trong những tình huống khác nhau; phân tích, tổng hợp, so sánh... để xác định các mối quan hệ của của các đối tượng. • Đánh giá: Trọng tâm là vận dụng tri thức, kỹ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, giải quyết các vấn đề, đánh giá các phương án khác nhau và quyết định, đánh giá, xác định các giá trị. Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Môn lịch sử là môn học có nhiều cơ hội nhất và khả năng lớn nhất trong nhiệm vụ “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”, giáo dục và rèn luyện đạo đức con người Việt Nam. Do đó, vấn đề bồi dưỡng kiến thức môn lịch sử là nhiệm vụ quan trọng của các trường Trung học phổ thông hiện nay vừa bồi dưỡng lòng yêu nước vừa nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức thi đại học, cao đẳng và các kì thi chọn học sinh giỏi. Muốn đạt được điều trên, không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết, yêu nghề mà còn phải là sự chuyên sâu về kiến thức và có trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ thầy, cô giáo lịch sử . Từ thực tiễn giảng dạy tôi đã tập hợp tài liệu và trình bày chuyên đề: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000) nhằm chia sẻ với các thầy, cô giáo dạy lịch sử nói chung và các thầy, cô giáo đang dạy đội ÔN THI THPT QG cũng như học sinh giỏi đang ôn luyện đội tuyển HSG môn lịch sử nói riêng về những kiến thức cơ bản và phương pháp ôn luyện về giai đoạn lịch sử quan trọng này. 1 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: - Dự kiến thời gian, đối tượng giảng dạy + Thời lượng dạy chuyên đề: 5 tiết . + Đối tượng giảng dạy: Học sinh lớp 12A8 ban D. A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000) 1. Nước Mĩ 1.1. Về kinh tế a. Giai đoạn 1945 - 1973 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ: + Năm 1948, giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng hơn 56%, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Năm 1949, giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản. + Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949). + Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới. → Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất trên thế giới. - Nguyên nhân phát triển: + Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao. + Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác; hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu nhiều lợi nhuận. + Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại; áp dụng thành công những tiến bộ khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. + Trình độ tập trung tư bản và sản xuất rất cao, các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti và các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả. + Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển. b. Giai đoạn 1973 - 1991 - Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn. 3 + Năm 1972, Mĩ điều chỉnh chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. - Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chính quyền Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới. - Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Tháng 12 - 1989, hai nước chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế. b. Thời kì sau Chiến tranh lạnh - Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), chính quyền Mĩ đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba TRỤ CỘT: + Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. + Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. + Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác. - Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó. - Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố quan trọng khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI. Như vậy, một nguyên tắc không thay đổi trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ từ năm 1945 đến nay là “luôn có một lực lượng quân sự mạnh” để thực hiện chiến lược toàn cầu, kết hợp sức mạnh về quân sự và viện trợ về kinh tế nhằm làm bá chủ thế giới. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới khi bước sang thế kỉ XXI. 2. Tây Âu 2.1. Kinh tế, khoa học - kĩ thuật a. Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề (nhiều thành phố, nhà máy, bến cảng, khu công nghiệp bị tàn phá; hàng triệu người chết hoặc bị tàn phế). Tuy nhiên, với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mácsan”, đến khoảng năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh. - Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ 5 - Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, một số nước tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Anh, Đức), một số nước khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại, dần thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan). Chính phủ một số nước đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông. - Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới. c. Giai đoạn 1973 - 1991 - Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ - Pháp. - Năm 1972, hai nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức. - Tháng 8 - 1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt. - Cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: Bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10 - 1990). d. Từ năm 1991 đến năm 2000 - Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. - Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. - Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh 2.3. Liên minh châu Âu (EU) a. Quá trình hình thành - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ. - Tháng 4 - 1961, sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) cùng thành lập “Cộng đồng Than - Thép châu Âu” (ECSC). - Tháng 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Tháng 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).Từ tháng 1 - 1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và ninh chung. b. Quá trình phát triển 7 + Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. + Các công ty Nhật Bản, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao. + Luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. + Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. + Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu. c. Giai đoạn 1973 - 1991 Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm 80 Nhật Bản, đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với trữ lượng vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới. d. Giai đoạn 1991 - 2000 Từ đầu thập kỉ 70, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới 3.2. Khoa học - kĩ thuật - Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng. - Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô), các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư - Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế. 3.3. Chính sách đối ngoại a. Trong thời kì Chiến tranh lạnh - Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (tháng 9 - 1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. - Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, trở thành thành viên của Liên hợp quốc. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_chuyen_de_on_thi_thpt_quoc_gia_mi_tay.docx