Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN -------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Tác giả sáng kiến : Đào Thị Hằng Mã sáng kiến : 22.51.01 Vĩnh Phúc, năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 – Lời giới thiệu - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp học nào , môn học nào cũng vô cùng quan trọng . Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc THPT có đặc trưng riêng đòi hỏi người thầy phải dày công nghiên cứu tài liệu , sắp xếp theo dạng đề , hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu , tổng hợp và ứng dụng theo các dạng .Với kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm tôi xin trình bày sáng kiến Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc THPT 2 -Tên sáng kiến: BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3 Tác giả sáng kiến - Họ và tên : Đào Thị Hằng - Địa chỉ tác giả sáng kiến : Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại : 0987.957.439 - Email: daohangnvx@gmail.com 4- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Đào Thị Hằng, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc 5– Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục ở bậc trung học phổ thông . 6– Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 8/2018 đến tháng 1/2019 7– Mô tả bản chất của sáng kiến: 2 thực tiễn giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe ,suy ngẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến về chuyên đề của mình với mong ước và hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc THPT . 7.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến 7.2.1 Thuận lợi: - Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài: + Là nhóm trưởng và là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. + Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn học, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác. Tiếp cận với các đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác.v.v... có ghi chép, tích lũy,cập nhật thường xuyên. + Bản thân trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngòai trường để học hỏi và áp dụng vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi . - Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài: + Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 7.2.2 Khó khăn: - Trường ở địa bàn nông thôn tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. - Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao về môn văn. Học sinh sôi nổi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với các đội tuyển khác. Nhiều 4 định. Từ các đồng nghiệp và qua trao đổi một số trường, tôi cũng lắng nghe được ý kiến này, ý kiến khác song chưa thấy có chuyên đề cụ thể nào trình bày về công tác bồi dưõng học sinh giỏi, hoặc có trình bày ở những chuyên đề có sự liên quan nhưng chưa được phân tích đúng mức. Vậy nên với chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia xẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm . 7,3,2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của sáng kiến : Biết rằng kiến thức, phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú , khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ chuyên đề này người viết chỉ đưa ra một số nội dung vấn đề mình tự nhận thấy và rút ra được qua thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung của chuyên đề cụ thể như sau: - Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, lọai sách và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác. - Giáo viên bồi dưỡng phải có kế họach, phương pháp yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học, tự vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng. Giáo viên phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh. - Giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào một cuốn vở riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. - Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và rộng. - Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, có thể đề thi tòan quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra, định hướng ,lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị luận. - Ra đề và làm trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết theo thời gian ấn định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi bài làm của học sinh cẩn thận, đầy đủ. Giúp học sinh thấy và phát huy những mặt tốt và khắc phục được những điểm còn hạn chế. 6 buộc học sinh đọc và thấy được ích lợi của việc đọc . Vì kiến thức văn học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt. *. Giáo viên bồi dưỡng phải có kế họach, phương pháp yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự học, tự vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng. Giáo viên phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh. Tự ôn và nắm vững lại kiến thức đã học, đã đọc ở các lớp dưới, đặc biệt là học sinh giỏi 12 phải nắm vững kiến thức về văn học hiện đại ,trung đại ở khối 11 và kể cả khối 10 .Những kiến thức lớp dưới quan trọng như thơ mới, các tác giả như là Nam Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Kiến thức cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu cho học sinh giỏi trước khi muốn học và nghiên cứu những kiến thức có bề rộng và chiều sâu. Vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, giáo viên bồi dưỡng không thể làm việc được tất cả, nên phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học những năm trước thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện. Điều này không khó đối với một học sinh giỏi. Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải có sự kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên xem học sinh đã có ý thức học tập tốt chưa ? đã thực hiện và nắm các yêu cầu về kiến thức mà mình dặn dò chưa ? nếu có học sinh chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm việc. *. Giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào một cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. Trong quá trình giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép từ trong sách vở, tài liệu những lời nhận định hay, những đánh giá độc đáo, đặc sắc của những tác giả tên tuổi về tác phẩm văn học, về vấn đề mang tính lý luận văn học, hay những câu thơ, đọan thơ, đọan văn hay của nhiều tác giả được góp nhặt, sưu tầm gắn với các chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. Nội dung này giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi vào một cuổn tập riêng để các em đọc lại nhiều lần vàghi nhớ. Những tư liệu này thật quý giá đối với học sinh. Đôi khi các em có những ý tưởng, suy nghĩ nhưng chưa biết cách diễn đạt nó một cách sắc nét, khúc chiết để tạo ấn tượng cho người đọc. Vì vậy trích dẫn những tư liệu văn học như những câu thơ 8 - “ Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có được hình thức riêng” ( Mácximgorki) Và những câu thơ chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: - “ Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật Một mật ngọt thành, vạn chuyến ong bay” ( Chế Lan Viên) - “ Bài thơ anh, anh làm một nửa Còn một nửa để mùa thu tự làm lấy” ( Chế Lan Viên) “Khi tình cảm tự tìm cho nó hình thức thể hiện ra bên ngòai chúng ta có thơ”. (RabinthatTago) Và rất nhiều những lời nhận định hay và giá trị khác về văn học, giáo viên giúp học sinh sưu tầm, ghi chép. Tuy nhiên không phải những lời nhận định hay ý thơ nào học sinh cũng đều hiểu. Nếu có những nhận định ý kiến nào mà học sinh chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ thì giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh rõ những nội dung ý nghĩa của vấn đề. Những bài làm của học sinh giỏi muốn đạt giải cao thì bài viết phải có nhiều yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung phải có phong cách, nét độc đáo và tạo được ấn tượng riêng, thể hiện được những điều mà học sinh bình thường không thể có được. Vì vậy những lời nhận định đánh giá hay những câu thơ, đọan thơ hay sẽ là những dẫn chứng lý lẽ thuyết phục như một nốt nhấn, cũng có thể nó là một lời chốt lại vấn đề hoặc đó là lời dẫn nhập giới thiệu vấn đề tạo không khí sinh động hấp dẫn hơn là cách giới thiệu hay một lời kết bình thường không ấn tượng gì mà thường thấy ở học sinh trung bình và yếu. Ví dụ trong chương trình trước đây khi bồi dưỡng học sinh giỏi 12 về chuyên đề “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh học sinh sẽ được nắm bắt về hình ảnh Bác qua Nhật ký trong tù nào là một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn.v.v... qua một số bài thơ đã học ở sách giáo khoa và một số bài thơ khác trong tuyển tập được giáo viên chọn lọc giới thiệu để học sinh tiếp cận. Nhưng những câu thơ có ý nghĩa khái quát, giàu hình ảnh và ý 10 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 –2017 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình. Câu 2. (7,0 điểm) Cảm hứng về đất nước qua các đoạn trích Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm, Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông?– Hoàng Phủ Ngọc Tường. (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2014) Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 A. YÊU CẦU CHUNG – Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. – Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3,0 điểm) a. Về kĩ năng: – Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. – Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề 0,25 2 Giải thích ý kiến 0,5 – Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình. Người làm nghề chế tạo 0,25 các vật dụng, công cụ sản xuất bằng kim loại. Chịu đựng gian khổ, vất 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_ba.doc