Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT

docx 33 trang sk12 24/01/2025 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
2. Nhiệm vụ của đề tài...........................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
II. NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................4
 1.1 Khái niệm câu hỏi, bài tập.......................................................................4
 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử 
 theo định hướng phát triển năng lực học sinh..............................................4
 1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử.....................................5
 1.4. Các dạng câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử.....................................6
 1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử..............................7
 1.6. Các mức độ (cấp độ) nhận thức của câu hỏi...........................................9
2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học 
lịch sử .................................................................................................................11
3. Các giải pháp đã tiến hành trong xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo định 
hướng phát triển năng lực....................................................................................13
 3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong soạn giáo 
án 13
 3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong kiểm tra, đánh giá theo định 
hướng phát triển năng lực....................................................................................16
4. Tổ chức thực nghiệm và kết quả.....................................................................27
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................30
1. Kết luận...........................................................................................................30
2. Khuyến nghị....................................................................................................31
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................32
Lê Thị Kim Loan 1 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc xây dựng hệ thống câu 
hỏi, bài tập đáp ứng năng lực học sinh là rất quan trọng và cần thiết đối với giáo 
viên dạy học nói chung và giáo viên dạy học môn lịch sử nói riêng. Đó là lí do 
để tôi chọn đề tài “Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng 
phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT”
 2. Nhiệm vụ của đề tài
 + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh
giá.
 + Tìm hiểu thực trạng dạy học ở bộ môn lịch sử lớp 12 THPT, chú trọng
khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh; Phân tích và tìm ra nguyên 
nhân của thực trạng.
 + Xác định biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng 
dạy và học.
 3. Phạm vi nghiên cứu:
 Dạy học và kiểm tra đánh giá chương trình lịch sử THPT của giáo viên và 
học sinh tại Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
 4. Đối tượng nghiên cứu
 Xây dựng và thực hiện một số biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận trên cơ sở tham khảo 
tài liệu có liên quan, phân tích, chọn lọc sau đó hệ thống hóa thành lí luận cho đề 
tài.
 - Sử dụng phương thực nghiệm và thống kê trên hai đối tượng lớp học có 
sức học tương đương, dùng một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng để so 
sánh.
 - Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá kết quả 
thực nghiệm và đưa ra kết luận.
Lê Thị Kim Loan 3 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 Thông qua việc áp dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong bài học và kiểm tra- 
đánh giá sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin tương đối chính xác và toàn 
diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục 
tiêu môn học đề ra, nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để 
có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời, 
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
 1.3. Yêu cầu dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử
 Khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập, giáo viên phải căn cứ 
vào nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình của môn học, cấp học để 
đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng 
thái độ:
 - Về mặt kiến thức:
 Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của học sinh ở 
trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi 
nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá 
trình học tập, trong thực hành.
 + Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, 
kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
 + Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách 
quan trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm 
nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi, thực 
hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao kín kiến 
thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những 
thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy 
cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.
 - Về thái độ, tình cảm:
 Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ 
trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con người mới từ những 
bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ 
nước.
 - Về kỹ năng:
 + Sử dụng bản đồ, lược đồ.
 + Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
 + Kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh 
giá, vận dụng kiến thức.
Lê Thị Kim Loan 5 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
ôn tập, để học sinh nhận thức sâu sắc quy luật về sự phát triển của xã hội loài 
người. Đây là một phần của bài giảng, có khi là cả chương, phần vào cuối học kì 
hay cuối năm học.
 - Dạng câu hỏi, bài tập mở:
 Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS 
đánh giá nhận xét, bày tỏ kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc 
sống thực tiễn, biết rút ra những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề 
lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những những bài học kinh nghiệm.
 1.5. Qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử. 
 Bước 1. Xác định chủ đề
 Chọn chủ đề để mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được 
hình thành của chủ đề đó. Chủ đề được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ 
thông. Trong sách giáo khoa, nội dung của chủ đề được thể hiện là chương. Một 
chương có thể là một bài hoặc một số bài.
 Bước 2. Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt theo định hướng đáp ứng 
năng lực được hình thành trong chủ đề
 - Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình giáo dục phổ 
thông hiện hành.
 - Mô tả các mức độ nhận thức cần đạt được và định hướng năng lực được 
hình thành trong chủ đề.
 Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
 dung (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu
 cần đạt) cầu cần đạt) cần đạt) cần đạt)
 - Định hướng năng lực hình thành của chủ đề: Ví dụ Năng lực tái hiện sự 
kiện, hiện tượng; năng lực so sánh, phân tích, đánh giá, vận dụng kiến thức đã 
học để giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế...
 * Lưu ý: Khi mô tả các chuẩn cần đánh giá ở mỗi cấp độ tư duy:
 + Chuẩn được chọn để đánh giá có vai trò quan trọng trong chương trình 
môn học. Có thời lượng qui định trong phân phối chương trình.
 + Mỗi nội dung, bài, mục đều có những chuẩn đại diện để đánh giá.
 + Số lượng chuẩn cần đánh giá cần phải được cân đối cho phù hợp với 
khung chương trình đã định.
 + Trong một chuẩn có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau.
Lê Thị Kim Loan 7 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 Cấp độ tư duy Mô tả
 - Ở bậc nhận thức này, học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có 
 thể giải thích được một sự kiện, hiện tượng lịch sử, tóm tắt 
 được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi có 
 Thông hiểu
 liên quan.
 Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra
 như thế nào.
 - Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các 
 khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng 
 không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp.
 Vận dụng thấp - Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức 
 để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
 Thí dụ: Áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện
 khác.
 - Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải 
 quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được 
 học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng 
 các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. 
 Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh 
 sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
 - Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 
 Vận dụng cao
 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến 
 cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay 
 nhân vật lịch sử nào đó.
 Thí dụ: Tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, 
 học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện 
 tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh
 giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
 Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài 
học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
 Biết (bậc 1): Với các động từ nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên ...
 Hiểu (bậc 2): Với các động từ giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí 
giải, vì sao nói ...
Lê Thị Kim Loan 9 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT
 + Vận dụng các phương pháp, kiểm tra và hình thức tổ chức dạy học tích 
cực để HS đạt được mục tiêu về những kiến thức, kĩ năng và định hướng năng 
lực cần hình thành.
 + HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được thực hành và vận 
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
 + Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học đặc 
thù của bộ môn.
 2. Thực trạng việc xác định và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong 
dạy học lịch sử:
 Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới chương trình sách giáo 
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá nhằm nâng cao chất 
lượng bộ môn. Một trong những việc giáo viên từng làm đó là đổi mới từ khâu 
soạn giáo án và giảng dạy trên lớp đến việc biên soạn đề kiểm tra để từng bước 
nâng cao chất lượng bài dạy. Tuy nhiên, thực tế quá trình thực hiện của giáo 
viên bộ môn Lịch sử còn có thực trạng sau:
 - Giáo viên chưa xác định mức độ nhận thức của câu hỏi, bài tập, trong quá 
trình soạn giáo án giáo viên chưa có những câu hỏi nhằm hướng tới từng đối 
tượng học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi). Vì vậy, chưa phân hoá được các đối 
tượng học sinh và do đó chưa phát hiện được những học sinh có khả năng nhận 
thức tốt, khái quát phân tích vấn đề lôgíc tạo tiền đề cho chọn và bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi cũng như xác định đối tượng HS để thi vào các trường đại 
học, cao đẳng khác nhau.
 - Trong quá trình soạn giảng, giáo viên sử dụng những câu hỏi dễ quá, câu 
hỏi mà yêu cầu trả lời chỉ dừng ở mức độ phát hiện, có sẵn trong sách giáo khoa, 
học sinh không cần tìm tòi, suy nghĩ cứ đọc y nguyên sách giáo khoa là được. 
Giáo viên còn sử dụng những câu dạng như "đúng không? “được không?"... dẫn 
đến tình trạng học sinh trả lời "bừa" là "có" hoặc "không" mà không hiểu, không 
lí giải được bản chất vấn đề.
 - Cũng trong quá trình sử dụng câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra và giải 
quyết các loại câu hỏi, bài tập chưa hiệu quả, chủ yếu câu hỏi dựa trên cơ sở 
sách giáo khoa, chưa có câu hỏi nâng cao, khái quát vấn đề (trong khi đó một 
trong những yêu cầu của dạy - học lịch sử là phải nêu được quy luật, rút ra bài 
học).
 - Trong một số giờ dạy, còn một số giáo viên sử dụng và khai thác hệ thống 
câu hỏi mang tính vụn vặt, câu hỏi không thể hiện tư duy vấn đề, HS cũng
Lê Thị Kim Loan 11 Trường THPT Trần Quốc Tuấn

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_cau_hoi_bai_tap_lic.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát triển năng lự.pdf