Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia bài 6 Giáo dục công dân lớp 12

doc 47 trang sk12 19/02/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia bài 6 Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia bài 6 Giáo dục công dân lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia bài 6 Giáo dục công dân lớp 12
 W2q
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
 Sáng kiến kinh nghiệm
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA BÀI 6 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
 LỚP 12
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lượng
 Đơn vị: THPT Phạm Công Bình
 Yên Lạc, năm 2020
 1 2.3 Đưa ra hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho các đề 
luyện thi THPTQG.................................................................................................26
2.4. Rèn kỹ năng nhớ, hiểu sâu kiến thức bằng việc hướng dẫn HS tự xây dựng 
câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia..........................................................37
2.5. Phân loại đối tượng HS trong quá trình giảng dạy......................................37
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp 
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:....40
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: ..................................................................................41
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 
......................................................................41
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu (nếu có):....................................................................................41
PHỤ LỤC................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................42
 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 Bắt đầu từ năm 2017, Bộ giáo dục đã đưa môn GDCD vào một trong chín bộ 
môn thi tốt nghiệp THPT QG. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thử 
thách cho cả thầy và trò. Tài liệu cho việc ôn thi của bộ môn còn rất sơ sài, nghèo 
nàn và chủ yếu chưa đi sát với nội dung thi là thi trắc nghiệm. Bộ đề với những câu 
hỏi chuẩn, có sẵn đáp án để tham khảo; hoặc tập tài liệu tham khảo cho cách ra đề 
thi, xây dựng một cấu trúc đề theo yêu cầu còn thiếu trầm trọng. 
 Sau năm 2017, đến năm thi 2018, 2019, trên thị trường đã xuất hiện thêm một số 
tài liệu tham khảo của một số tác giả về vấn đề này. Tuy nhiên chưa có một tác giả 
hay một cuốn sách nào có được sự tổng hợp đầy đủ nhất về các vấn đề chung nhất 
của việc ôn thi THPT QG môn GDCD như:
 1. Kiến thức cơ bản và chuyên sâu, mở rộng cho nội dung thi.
 2. Kiến thức tích hợp các nội dung liên quan trong bộ môn.
 3. Cách xây dựng đề thi hoàn chỉnh.
 4. Hướng dẫn giải các câu hỏi ôn thi.
 5. Cách làm bài thi trắc nghiệm cho bộ môn kèm theo mẹo làm bài hiệu quả cao.
 6. Rèn kỹ năng nhớ kiến thức hiệu quả nhất bằng việc hướng dẫn HS tự xây 
dựng câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia
 7. Biện pháp chấm chéo bài hiệu quả
 Từ đó, tôi quyết định đi vào thực hiện nghiên cứu chủ đề: “Biện pháp nâng cao 
chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12” với mong muốn có được trong 
tay mình một tập tài liệu bổ ích nhất.
2. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPTQG bài 6 GDCD 12
 1 2.1.2 Về kỹ năng
 - Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.
 - Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về 
thân thể và tinh thần của công dân.
 2.1.3 Về thái độ
 - Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản 
của người khác.
 - Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 2.1.4 Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung được hình thành trong bài học: Năng lực tìm kiếm thông tin, 
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
 - Năng lực chuyên biệt được hình thành trong bài học: năng lực tự nhận thức, 
năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật.
 2.2. Bảng mô tả mục tiêu
 Nội Mức độ nhận thức
 dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng 
 cao
 1 Các quyền tự 
 do cơ bản của 
 công dân được 
 ghi nhận trong 
 Hiến pháp và 
 luật. quy định 
 mối quan hệ cơ 
 bản giữa nhà 
 nước và công 
 dân. Các quyền 
 tự do này được 
 đặt ở vị trí đầu 
 tiên, quan trọng 
 nhất, không thể 
 tách rời đối với 
 mỗi cá nhân.
 1. Quyền - Nêu được - Phân biệt - Nhận xét, - Xử lí 
 bất khả khái niệm, nội được hành vi đánh giá được được các tình 
 xâm phạm dung và ý đúng và hành vi biểu hiện của huống liên 
 về thân thể nghĩa của xâm phạm việc thực hiện quan đến 
 3 do ngôn luận đến quyền tự do quyền tự do quyền tự do 
 ngôn luận ngôn luận. ngôn luận.
 3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 3.1 Chuẩn bị của giáo viên:
 - Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12.
 - Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12.
 - Sách “Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân 12”. 
 - Hình ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
 - Bản mềm Pownpoin bài dạy.
 - Máy tính, máy chiếu.
 3.2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Tìm hiểu nội dung của bài 6: “Công dân với các quyền tự do cơ bản” cụ thể qua 
khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền sau:
 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
 2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
của công dân.
 3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
 5. Quyền tự do ngôn luận
 4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
 4.1 Hệ thống kiến thức cơ bản Sách giáo khoa
 4.1.1 Các quyền tự do cơ bản của công dân
 Định nghĩa các quyền tự do cơ bản của công dân: Là các quyền được ghi nhận 
trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
 4.1.1.1 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công 
dân.
 4.1.1.1.1 Quyền BKXP về thân thể của công dân
 Quyền BKXP về thân thể của công dân được quy định tại điều 20 của Hiến Pháp 
2013. 
 - Khái niệm: Quyền BKXP về thân thể của công dân có nghĩa là, không ai bị bắt, 
nếu không có quyết định của Tòa Án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm 
Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
 5 4.1.1.1.2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và 
nhân phẩm của công dân
 - Là quyền được ghi nhận tại điều 20 của Hiến pháp 2013 và được quy định 
thành một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta. 
 - Khái niệm: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe; 
được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức 
khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
 - Nội dung: 
 Nội dung thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người 
khác. Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe cuả người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý 
làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác, dù họ là nam hay nữ, người 
đã thành niên hay chưa thành niên.
 - Pháp luật nước ta quy định:
 - Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn 
đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
 - Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết 
người, đe dọa giết người, làm chết người.
 Nội dung thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của 
người khác.
 - Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều 
xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về 
danh dự cho người đó.
 - Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân 
phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm 
đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đọ đức xã hội, vừa vi 
phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
 * Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và 
nhân phẩm.
 - Việc Hiến pháp và luật quy định quyền này là bước tiến mới trong pháp luật 
Việt Nam, nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà 
nước và xã hội. Thông qua quyền này, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
 4.1.1.1.3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 7 - Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh.
 - Quyền BKXP về chỗ ở của công dân được quy định nhằm tránh mọi hành vi 
tùy tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán 
bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ.
 4.1.1.1.4 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín .
 Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác 
được quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự như sau:
 “1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được 
truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật 
xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử 
lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh 
cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam 
giữ đến một năm.
 - Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí 
mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong 
trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền.
 + Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện cần thiết trong đời sống riêng tư của 
con người. Đây là phương tiện dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức hoặc để cùng 
nhau bàn bạc công việc kinh doanh.
 - Nội dung: 
 + Không ai được tự ý bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; 
những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, 
không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân 
dân. 
 + Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong 
trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của 
người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác 
thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự.
 9 - Trách nhiệm của nhà nước được thể hiện qua công tác ban hành pháp luật, tổ 
chức bộ máy nhà nước và kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản 
của công dân.
 - Một là, Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến 
pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sựtrong đó có các quy định về 
quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm 
cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến Pháp và luật quy 
định. 
 Thông qua pháp luật, Nhà nước xử lý, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi 
phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân.
 Hai là, Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao 
gồm công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án,..các cấp từ trung ương đến địa phương, thực 
hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công 
dân, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
 - Nhà nước phải bảo đảm để quyền tự do cơ bản của công dân được thực hiện 
trong thực tiễn cuộc sống.
 4.1.2.2. Trách nhiệm của công dân 
 - Một là, Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do 
cơ bản của mình, biết phân biệt những hành vi đúng và hành vi vi phạm pháp luật 
nhằm tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
 - Hai là, Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm 
trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 - Ba là, Công dân cần tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành 
quyết đinh bắt người, khám xét trong trường hợp được pháp luật cho phép.
 - Bốn là, Công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn 
minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản 
của người khác.
 4.2. Cung cấp kiến thức mở rộng liên quan và liên hệ thực tiễn ( nếu có )
 4.2.1 Quyền tự do cơ bản của công dân:
 Quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người 
và mang tính lịch sử đối với mỗi quốc gia – dân tộc. Đây là thành quả đấu tranh lâu 
dài của nhân loại tiến bộ, mà bước ngoặt được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng Tư 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_on_thi_t.doc