Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12

docx 22 trang sk12 05/06/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12
 Sở giáo dục & đào tạo Lào Cai
 Trường THPT số 2 Bát Xát
 __ _ _ __  _ _ __
 ÁP DỤNG PPDH TÍCH CỰC NHẰM GIÚP HỌC SINH 
 PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG GIỜ ĐỌC – HIỀU 
TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
 Môn: Ngữ văn
 Tên tác giả: Dương Quỳnh Hương
 Giáo viên môn: Ngữ văn
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 
 Tài liệu kèm theo: không
 N¨m häc 2011 - 2012 PHẦN I
 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1/ Lí do chọn đề tài.
 Từ nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn được thực hiện theo 
phương pháp truyền thống thiên về lí thuyết, thầy cô giáo soạn bài giảng, 
truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy, ghi nhớ và 
vận dụng vào bài kiểm tra. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương 
pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được là đã đạt 
những kết quả đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên trong 
môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ 
không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ 
không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh 
dần dần mất đi năng lực tư duy, tự cảm thụ tác phẩm mà chỉ chấp nhận và sao 
chép lại cảm thụ của thầy cô; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt 
vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như 
quan điểm, thái độ của học sinh. Cảm nhận văn học mang tính chủ quan của 
giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt; 
Giờ đọc văn vì không có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò nên dần trở nên 
buồn tẻ, nặng nề không hứng thú.
 Trước thực trạng ấy, có thể thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc 
làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc vực dậy môn Ngữ văn vốn 
đang mất dần sức hút đối với học sinh.
 Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng 
từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ 
thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, 
sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học.
 Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là 
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy 
học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, - Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các
giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh.
 - Thực hiện biện pháp tác động nhằm cải tạo thực trạng để nâng cao 
chất lượng dạy và học.
6/ Phương pháp nghiên cứu.
 Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên 
cứu sau:
 - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo 
có liên quan đến đề tài, để khái quát những vấn đề, làm cơ sở cho vệc nghiên 
cứu thực tiễn.
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát theo dõi học sinh hoạt động 
trong tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học.
 + Phương pháp An két: Xây dựng một hệ thống câu hỏi ghi trên phiếu bài 
tập, tìm hiểu mức độ nhận thức, biểu hiện, nguyên nhân của các em để có 
những biện pháp khắc phục.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm những biện pháp 
nhằm rèn luyện tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong thời gian một học 
kì và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả thực trạng ban đầu chưa thực 
nghiệm, để đánh giá kết quả của thực nghiệm có thành công hay không.
 + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sử dụng 
trong mỗi tiết học thông qua kết quả của việc áp dụng PPDH tích cực.
 + Phương pháp trò truyện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên trò 
truyện gần gũi với học sinh, trong giờ học hay ngoài giờ học, nhằm tạo cho 
học sinh tính tự tin, bạo dạn. Để thăm dò mức độ biểu hiện của từng học sinh, 
từ đó lập kế hoạch hướng dẫn rèn luyện cho phù hợp với từng đối tượng học 
sinh. B- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
I/ Vài nét khách thể nghiên cứu.
 Trường THPT số 2 Bát Xát là một trường vùng cao mới được thành lập, 
điều kiện thiết yếu để phục vụ cho dạy của giáo viên và học của học sinh còn 
nhiều thiếu thốn. Đây lại là nơi tập trung đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số 
có trình độ dân trí thấp với nếp sống lạc hậu từ bao đời nay. Điều này đã ảnh 
hưởng không nhỏ tới việc dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh, 
nhất là trong điều kiện kinh tế và việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy 
học hiện nay. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và lòng yêu nghề, chúng tôi đã dồn 
tâm huyết của mình vào công việc mà ngành đã giao cho với mong muốn làm 
cho các em học sinh vùng cao có vốn sống và vốn kiến thức nhất định, để các 
em vững bước vào cuộc sống sau này. Để làm được điều đó thì phải phát huy 
được tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện để các em được hoạt 
động, từ đó tạo sự ham muốn được đến lớp mà biện pháp hữu hiệu nhất là phải 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Vì thế, GV cần phải linh 
hoạt hơn trong quá trình thực hiện đổi mới bằng các biện pháp khác nhau.
II/ Thực nghiệm sư phạm.
1. Mục đích thực nghiệm:
 Như ta đã biết, dạy học là một hoạt động có tính nghệ thuật cao đòi hỏi 
người thầy phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng học và với thực 
tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy trong 
nhà trường việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ gặp rất nhiều khó 
khăn. Nhưng với trách nhiệm của một người thầy, tôi đã mạnh dạn áp dụng 
PPDH tích cực vào trong dạy học với đối tượng là học sinh lớp 12A1 trường 
THPT số 2 Bát Xát. Mục đích của việc áp dụng thực nghiệm này là: Rèn luyện 
tính chủ động, sáng tạo cho các em học sinh, đồng thời giúp các em tiếp cận 
tri thức một cách nhanh nhất.
2. Biện pháp cụ thể:
 Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá
trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: 
“giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư 
tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn 
trước hết là chỉ ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và 
tư tưởng trong một tác phẩm văn chương”( Giảng văn Chinh phụ ngâm - 
Đặng Thai Mai - ĐHSPI HN; 1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy 
trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ 
thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên 
lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình độ, khả năng của học 
sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự 
liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay 
của tác phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả 
năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì việc đầu 
tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi cách tác 
động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn 
học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng 
đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí 
dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể 
hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu 
thương... hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào 
trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán 
đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.
 Qua một số năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để 
có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ 
thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự 
sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp 
học có ít nhất hơn 30 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên 
tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng 
đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy 
nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. 
Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều 
đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho 
trò bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có 
trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản 
bởi vì đầu chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn 
chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ 
cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, là yếu tố 
quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ 
giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của 
mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp.
 3. Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp và sử dụng có 
hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ Đọc văn là hết sức cần 
thiết. Nó sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu, làm chủ kiến thức. 
Thậm chí, bằng hệ thống câu hỏi có chất lượng, người thầy có thể khơi gợi sự 
sáng tạo của các em, làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn và có hiệu quả hơn rất 
nhiều.
 * Để giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình, trong giờ đọc – hiểu 
tác phẩm, giáo viên nên xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo. Đây là 
loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng suy nghĩ độc lập, kết hợp với khả 
năng tư duy chặt chẽ, trên nền tảng kiến thức đã có để tìm tòi, phát hiện ra cái 
mới. Loại câu hỏi này mang đặc trưng của một giờ hướng dẫn học sinh cảm 
thụ tác phẩm văn chương. Nó đáp ứng đúng đặc thù của bộ môn và phân môn, 
tạo cảm hứng cho cả người dạy lẫn người học. Có thể phân ra nhiều kiểu nhỏ 
của dạng câu hỏi sáng tạo:
 + Câu hỏi phân tích: Kiểu câu hỏi phân tích yêu cầu học sinh bám sát 
các yếu tố của tác phẩm, đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung 
của tác phẩm.
 Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung
khắc họa ở đoạn thứ ba trong bài thơ Tây Tiến? có dễ, có khó. Những câu hỏi khó, nếu cần phải có cả câu hỏi gợi ý để khơi 
mở cho học sinh con đường đến với chân lí.
 - Không nên yêu cầu học sinh trả lời hoàn toàn theo ý mình: Tác phẩm 
văn chương vốn đa thanh đa nghĩa. Với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, thậm chí 
với mỗi người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau, nó lại mang những nét 
nghĩa không hoàn toàn trùng lặp. Giáo viên cũng là một kiểu người đọc, có thể 
là người đọc lớn tuổi, có kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm nhiều hơn so với 
người đọc - học sinh. Nhưng cần chú ý một điều, cách hiểu của người thầy về 
văn bản văn học không phải là cách hiểu duy nhất đúng. Vậy cần tránh hiện 
tượng người dạy cố gắng lái học sinh theo suy nghĩ của mình một cách gò ép, 
khiên cưỡng. Điều này vừa phản giáo dục vừa không phù hợp với con đường 
tiếp cận cái hay cái đẹp của văn chương phải bằng những rung động thẩm mĩ.
 - Biết phân loại các câu trả lời: Đây là những tình huống sư phạm, yêu 
cầu giáo viên phải có cách ứng xử hợp lí, khéo léo. Với những câu trả lời hoàn 
toàn đúng, hãy khích lệ học sinh bằng một lời khen đúng mức. Các em sẽ cảm 
thấy tự tin, thậm chí thấy mình đã thành công. Với những câu trả lời sai, cần 
nhạy bén tìm ra nguyên nhân khiến học sinh nhầm lẫn. Nên tiếp tục có định 
hướng để các em tìm ra câu trả lời đúng. Cũng cần hết sức quan tâm đến 
những câu trả lời ngoài dự đoán.Trong một lớp học, giữa những học sinh bình 
thường có thể có những em xuất sắc, năng lực cảm thụ vượt trội. Những học 
sinh này có thể đưa ra những câu trả lời bất ngờ, thông minh, ngoài tầm dự 
đoán của giáo viên, thậm chí còn gợi mở một hướng khái thác mới cho bài 
học. Người thầy không chỉ dạy mà còn học được nhiều điều từ những học sinh 
như thế. Trong trường hợp này, cần khuyến khích, khen ngợi, tạo cơ hội cho 
các em được phát triển năng lực của mình.
 4. Trong giờ giảng văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo 
viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác 
những thói quen cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. 
Theo tôi đó có thể là những thói quen sau:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_n.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo.pdf